Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ giúp các bà nội trợ tiết kiệm thời gian đi chợ và cũng giúp bảo quản thức ăn tốt hơn. Vậy nên sắp xếp tủ lạnh như thế nào để ngăn nắp, khoa học và hợp lý, hãy tham khảo một số cách làm của Kho Lạnh Biển Bạc nhé.
Phân loại theo ngăn
1. Tủ đông
Thịt, cá tươi sống cần được bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh. Trước khi cất trữ, bạn cần vệ sinh thực phẩm sạch sẽ, để ráo nước sau đó bọc kín bằng túi nilong, túi zip hoặc hộp kín.
Khi sử dụng, hãy để phần thực phẩm muốn sử dụng xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ, đây là phương pháp rã đông an toàn, không mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Đối với khoang nước đá cần phải để riêng với thực phẩm tươi sống, tránh làm nước đá dính bẩn và có mùi bởi thực phẩm.
2. Ngăn tủ mát
Ngăn trên cùng: Nhiệt độ ở ngăn tủ này ổn định, vậy nên để những thực phẩm đã qua sử dụng ở đây. Vừa có thể bảo quản được tốt nhất mà còn giúp chúng ta dễ dàng nhìn thấy và sử dụng ngay.
Cánh cửa tủ: Là nơi ít lạnh nhất trong tủ, chính vì vậy nơi đây phù hợp để cất trữ những gia vị hoặc thực phẩm khô. Không nên để sữa ở đây, đặc biệt là hộp sữa đang dùng bởi sẽ là cơ hội phát triển của các vi khuẩn gây hại
3. Những ngăn tủ dưới
Nhiệt độ lạnh hơn ngăn trên nên trữ được trứng, sữa, hoặc các loại thịt, hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông ở đây.
Khi bảo quản thịt, hải sản hãy bọc kĩ để tránh tình trạng chảy nước, bốc mùi gây ảnh hưởng tới những thực phẩm khác
4. Hộc tủ
Phân loại thực phẩm
1. Bảo quản thịt
Đặc biệt, không nên để hai loại thịt sống và thịt chín gần nhau, như vậy sẽ khiến chúng dễ bám bẩn và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Khi cất trữ thịt, nên được bọc kín bởi túi hoặc hộp và đặt xa nhau.
2. Bảo quản rau củ
Trước khi bảo quản, hãy loại bỏ những phần rau bị dập nát, úng, héo để không gây thối rữa. Bạn chia rau củ thành từng phần rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong có lỗ thoát khí và cho vào ngăn rau củ chuyên dụng trong tủ lạnh. Với thiết kế đặc biệt, ngăn rau củ sẽ giúp rau củ luôn tươi ngon và thời gian sử dụng được lâu hơn.
Rau củ sẽ dự trữ được từ 2 - 7 ngày.
3. Bảo quản trứng
4. Thực phẩm đã qua chế biến
Trước khi bảo quản, hãy chắc chắn rằng thực phẩm của bạn đã nguội hoàn toàn. Sử dụng hộp kín để đựng khi bảo quản chúng trong tủ lạnh. Bạn hãy sử dụng thức ăn đã được nấu chín trong vòng 3 ngày để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như là sức khỏe của chúng ta.
Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm
- Đảm bảo thức ăn được vệ sinh sạch sẽ: Việc rửa sạch sẽ loại bỏ chất bẩn bám trên thực phẩm
- Thường xuyên vệ sinh tủ: Loại bỏ những thức ăn còn bám dính ít nhất 1 lần/ tuần. Định kì dọn rửa để tránh nấm mốc, gây mùi.
- Bọc kín thức ăn: Việc này đảm bảo rằng thức ăn của bạn không bị bám bẩn và mùi vị của thực phẩm khác
- Dán nhãn thức ăn: Điều này giúp bạn ghi nhớ đó là loại thực phẩm và thời gian.
- Sắp xếp thực phẩm theo thời gian: Hãy đặt những đồ ăn sử dụng còn thừa ở vị trí gần tầm mắt và tầm tay.